Không chỉ máy khoan cầm tay mà bất kể thiết bị nào sau khi sử dụng được một thời gian cũng sẽ có hiện tượng bị hỏng hóc làm gián đoạn công việc của bạn. Sau đây, Điện máy Thiên Hương sẽ giới thiệu đến bạn một số triệu chứng hư hỏng thường gặp ở máy khoan cầm tay để từ đó đưa ra cách sửa chữa nhanh và hiệu quả nhất mà bạn nên tham khảo.
1.Cấu tạo của máy khoan cầm tay
Việc nắm được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy khoan cầm tay sẽ giúp bạn biết được vị trí hỏng hóc và có biện pháp sửa chữa kịp thời và đúng cách.
Máy khoan cầm tay bao gồm thân máy, động cơ chổi than, đầu khoan, dây cấp điện và tay cầm.
Thân máy thường được làm bằng nhựa dẻo có khả năng chịu lực cao, chịu va đập và rơi rớt tránh bị nứt vỡ. Thân máy khoan bao bọc động cơ từ phía đầu khoan cho đến tay cầm để che chắn và bảo vệ toàn bộ nội thất bên trong.
Đầu khoan có nhiệm vụ truyền lực quay và gõ từ động cơ tới mũi khoan. Dây cấp điện của máy khoan chính hãng giá rẻ bao gồm phích cắm, dây dẫn có độ dài khoảng 1,5 đến 3m được tính từ phích cắm đến công tắc khoan ngay chỗ tay cầm.
Nguyên lý hoạt động của máy khoan là nhận nguồn điện từ phích cắm, qua dây dẫn, qua chổi than, đi vào động cơ, làm quay động cơ, quay và gõ búa vào đầu khoan.
2.Một số điểm hư hỏng thường gặp và cách sửa máy khoan gia đình.
Mũi khoan bị yếu, hoạt động kém chất lượng: Mũi khoan là nơi chịu áp lực, chịu mài mòn nhiều nhất nên khi sử dụng nhiều liên tục trong một thời gian dài, bạn phải thay mũi khoan thường xuyên để đảm bảo mũi khoan được chuẩn xác và hiệu quả.
Chổi than bị mài mòn: Đây là phần tiếp xúc và trượt với động cơ nên chịu nhiệt, chịu mài mòn nên bạn cần kiểm tra ngay khi thấy máy khoan cầm tay không chạy.
Lõi đồng bị gãy làm máy không chạy: Dây dẫn là thiết bị phải chịu lực uốn rất nhiều lần trong quá trình sử dụng nên hay bị gãy vị trí giao với máy và phích cắm. Vì phần vỏ bọc của dây dẫn được làm bằng nhựa dẻo chịu đàn hồi tốt hơn lõi đồng nên có khi lõi đồng gãy rời ra mà vỏ nhựa vẫn còn nguyên nên chúng ta không phát hiện được.
Công tắc khoan cũng có khi hư hỏng trước các bộ phận khác do hoạt động khá nhiều, bấm nhả liên tục trong khi sử dụng. Khi đó banh nên dùng keo đắp thêm chỗ bị mòn hoặc thay công tắc mới.
Đầu khoan bị kẹt hoặc trượt khó thao tác hoặc không giữ chặt mũi khoan: Khi đó, bạn có thể bôi trơn đầu khoan bằng dầu hoặc có thể thay đầu khoan mới.
3.Lưu ý quan trọng trong khi sửa máy khoan gia đình.
Sử dụng điện phải an toàn, trong quá trình sử dụng cũng như sửa máy, chú ý đặc biệt an toàn về điện. Đi giày và găng tay cách điện.
Sửa chữa máy khoan cầm tay ở nơi thông thoáng và có ánh sáng đủ để thoải mái nhất.
Mẹo nhỏ cho dân không chuyên là dùng máy để chụp hình hay quay phim máy khoan và quá trình sửa lại để có thể sửa tốt nhất, tránh trường hợp không biết lắp lại hoặc “thừa ốc”!
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc sửa chữa máy khoan cầm tay hãy liên hệ với Điện máy Thiên Hương để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Địa chỉ: Số 13 Dốc Bưởi cạnh Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, HN
Điện thoại: 04.66.62.99.00- 0936.08.29.29
E-mail: maycamtay360@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét